Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
Tin dữ về đến làng, tất cả mọi gia đình đánh cá đều đau khổ. Tiếng khóc lan đi các nhà. Riêng người đàn bà lòng đau như cắt. Như điên như cuồng, bà bỏ nhà ra đi, hy vọng tìm thấy chồng. Bà cứ theo bờ biển đi, đi mãi. Trải qua hai ngày đến một hòn núi lớn. Bà trèo lên rồi vì mệt quá ngủ thiếp dưới một gốc cây.
Đang ngủ bỗng có một tiếng nổ dữ dội. Bà choàng dậy thấy một ông lão đầu tóc bạc phơ đứng trước mặt mình, hỏi:
- Người là ai mà dám đến nằm trước nhà ta?
Người dàn bà mếu máo đáp:
- Tôi đi tìm chồng. Cụ làm ơn chỉ giúp kẻo tôi nóng lòng nóng ruột quá!
Cụ già nói:
- Ta là thần Cây. Thấy nhà người chung tình ta rất thương. Vậy ta báo cho biết là chồng người còn sống, hiện ở ngoài hải đảo.
Nói rồi, ông cụ trao cho người dàn bà một viên ngọc và bảo:
- Ngươi hãy ngậm viên ngọc này vào miệng thì sẽ bay qua được biển đế gặp chồng. Nhưng phải nhớ là nhắm mắt ngậm miệng kẻo rơi ngọc mà nguy đó.
Ông cụ nói xong biến mất. Bà ta lấy ngọc ngậm vào miệng và nhắm mắt lại. Thốt nhiên trời bỗng nổi gió ù ù. Bà thấy người như nhẹ bỗng, hai bên tai nghe tiếng vo ve. Được một lúc sau thấy chân chấm đất, bà mở mắt ra thì thấy mình đang đứng trên một bãi cát lạ mà gió bấy giờ đã lặng. Trông thấy chồng ngồi co ro trên bãi, bà mừng quá. Hai vợ chồng hàn huyên một hồi lâu rồi mới tính chuyện trở về làng cũ.
Người chồng ôm ngang lưng vợ để vợ đưa qua biển cả. Lòng người vợ sung sướng không thể nói hết. Vì thế, bà ta đã quên mất lời của thần Cây dặn. Miệng mắc ngậm ngọc nhưng bà vẫn cố hỏi chuyện chồng. Đột nhiên viên ngọc văng ra giữa không trung. Bà chỉ kịp kêu lên một tiếng rồi cả hai vợ chồng đều sa xuống biển. Rồi đó họ hóa thành những con sam.
Ngày nay, những con sam thường đi cặp đôi ở dưới nước, lúc nào con sam đực cũng ôm lấy con sam cái như khi chồng ôm vợ để bay qua biển[1].
Có câu tục ngữ Thương như sam, là do truyện này mà ra.
[1] Theo Nguyễn Duy. Truyện cổ Việt-nam.